Press ESC to close

DÉJÀ VU

(Ảnh Internet)

Trong một buổi họp giới thiệu giải pháp công nghệ, có một cô gái sau khi trao đổi danh thiếp, nhìn nhìn một chút rồi nói với mình: “Anh trông quen lắm, hình như em đã gặp ở đâu rồi thì phải!”.

Mình thì tròn mắt ra và cười, không biết đáp thế nào nên đành “Ừ, thế à?”

Về sau mới suy nghĩ lại, tự hỏi đó chỉ là một cách giao tiếp hay vì lý do gì người ta có thể bắt gặp cái hôm nay mà nghĩ là giống cái đã thấy hôm qua?

Mình ít khi trải qua cảm giác như thế: đã từng ở chỗ này, đã thấy bức tranh kia, đã gặp người nọ… mà bây giờ lại không nhớ đã chuyện ấy đã diễn ra lúc nào.

Theo Freud, đó là dấu vết của một chấn thương tâm lý đã bị lãng quên, hoặc phản ánh một khát khao rất sâu kín (?).

Trong khi ấy, các nhà thần kinh học cho rằng đó chỉ là rối loạn nhất thời của một vài khu vực trong não bộ do stress, mệt mỏi hoặc mê đắm. Khi ấy não bị lầm lẫn và đối xử với ấn tượng mới như một ấn tượng cũ. Ngoài ra tình huống này có vẻ quen thuộc khi nó gợi nhớ về một sự kiện nào đó đã được lưu trong trí nhớ. Nhưng nếu ta thường xuyên cảm thấy deja-vu có khi lại là vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Quay lại chuyện giao tiếp ở trên.

Lần sau, nếu mình thấy thích đối phương thì sẽ đáp rằng: “Đúng rồi, lần gặp trước chúng ta đi uống một ly ở đâu ấy nhỉ?”

Ngược lại, sẽ hỏi: “Em bị thế này lâu chưa? Bác sỹ có nói gì không?”

Chứ cứ ú ớ là không hay!