
Có những đội ngũ, vì một mục đích chung mà từng người đều mang hết của cải tích lũy để đóng góp, chỉ giữ lại đủ để sinh tồn hàng ngày.
Mục đích ấy có lúc thành lúc bại. Nhưng nếu bại mà còn tồn tại thì họ sẽ bắt đầu từ đầu.
Điều này dựa trên niềm tin vào thủ lĩnh. Chuyện sẽ chẳng ra gì nếu thủ lĩnh, đáng lẽ dồn toàn lực vào sự nghiệp chung, lại trích ra một phần để làm việc riêng. Với sự phản cảm này, thành viên thường chất vấn và có thể rời bỏ đội.
Nhưng đấy là một nhóm ít người. Và số của cải họ bỏ vào là gần như toàn bộ gia tài, nên thất vọng sẽ lớn lao.
Ở tầm một quốc gia, hẳn là quốc gia ấy sẽ phát triển kinh khủng nếu mỗi người dân đều làm vậy: góp tất tay, chỉ giữ lại đủ sống.
Tuy nhiên, quản lý nhà nước sẽ gặp khó với số tài sản quá khổng lồ ấy. Và chỉ cần thất bại trong việc “nước mạnh, dân hài lòng” thì hậu quả ra sao?
Vì thế nhà nước khôn ngoan, một mặt rất cần sự đóng góp kia, mặt khác lại chỉ thu thuế bằng một ít phần trăm tài sản của mỗi cá thể. Đồng thời, thuế là bắt buộc. Khi ấy, ngay cả trường hợp người dân không tin tưởng nhà nước, thì họ cũng tặc lưỡi mặc kệ vì họ vẫn còn số phầm trăm lớn của cải còn giữ.
Và nhà nước thoải mái làm mọi thứ với số đóng góp ấy mà chả ai chất vấn và không sợ người dân bỏ đi. Đấy là lý do vì sao “nước nghèo, dân mặc kệ”.